Sói
› Máy tính, điện thoại và mặt cười

[Android] Những ứng dụng nên dùng

screenshot android apps

Chắc hẳn mỗi người có một sự lựa chọn ứng dụng điện thoại khác nhau. Không có ứng dụng nào là hay “nhất”, và không phải cái nào hợp với người này thì chắc chắn cũng hợp với người khác. Sau gần 7 năm dùng Android lục tung Google Play Store, tớ tự tổng hợp cho mình một danh sách dài các thể loại ứng dụng trên điện thoại Android mà tớ cảm thấy khá đặc biệt mà các cậu nếu rảnh nên ngó qua thử .-. biết đâu đấy các cậu thấy nó thật tuyệt, và biết đâu các cậu đang dùng ứng dụng nào đó hay hơn mà tớ chưa biết~

(ghi chú: có thể có khá nhiều trong danh sách này mà cậu nghĩ là đương nhiên ai cũng có, nhưng thật ra chưa chắc đâu 😉 danh sách không được sắp xếp theo thứ tự hay ho đâu nha, và tớ loại bỏ mọi ứng dụng mà chỉ dùng được với quyền root)

  1. Solid Explorer: ứng dụng quản lí file trên Android. Nó như kiểu My Computer trên máy tính ý. Thường thì các máy điện thoại bây giờ có sẵn ứng dụng quản lí file tương tự rồi, nhưng tớ chọn Solid bởi sự đơn giản của nó. Tốc độ khởi động nhanh, thiết kế Material Design cùng dark/black mode và sự tự do chọn màu accent, tính năng mở nhiều tab, folder ẩn, hỗ trợ root tốt,… Một tính năng nổi bật của Solid Explorer là FTP server: khi điện thoại và máy tính cậu kết nối cùng một mạng wifi, sau khi cậu bật FTP server trong SE lên, cậu có thể dùng máy tính để quản lí, di chuyển, tải xuống/tải lên các file trên điện thoại cậu, thay vì phải tìm dây USB để cắm điện thoại vào máy tính. Một số ứng dụng tương tự là Mix Explorer (cũng tốt), ES File Explorer (nhưng đừng cài cái này, có quá nhiều tính năng thừa, và chủ quản của nó chẳng tốt đẹp gì), FX File Explorer (hồi xưa tớ dùng, sau chuyển qua Solid, không nhớ vì sao lại chuyển).
  2. Authy: ứng dụng quản lí xác minh hai bước, khóa bằng vân tay. Tớ đã viết bài nói về hoạt động của các ứng dụng như thế này ở đây. Lí do tớ chọn Authy thay cho Google Authenticator là vì Authy khóa dữ liệu của nó bằng vân tay/mã PIN, và cho phép phục hồi dữ liệu sau khi cài mới.
  3. Textra: ứng dụng nhắn tin thay cho ứng dụng nhắn tin gốc của máy. Cái này thì mỗi người một nhu cầu khác nhau nên có lựa chọn khác nhau này. Tớ chọn Textra không chỉ vì khả năng chỉnh sửa màu sắc ứng dụng cho hợp ý mình mà còn ở tùy chọn cách hoạt động của cái thông báo tin nhắn mới. Tớ đã thêm nút “đánh dấu đã đọc” (mark as read) cho thông báo dành cho các tin nhắn mà không cần trả lời, nút “xóa” cho các tin nhắn rác, và bật tùy chọn để khi gạt bỏ thông báo thì tin nhắn tự động được đánh dấu là đã đọc. Đồng thời Textra còn có popup nữa, để khi cậu trả lời tin nhắn xong thì popup biến mất và máy tự chuyển về ứng dụng trước đó mà cậu đang dùng. Một ứng dụng tương tự mà trước đây tớ dùng là Pulse SMS, với thiết kế Material Design và các hiệu ứng mượt mà của nó. Pulse SMS ít tinh chỉnh hơn, nhưng nó có thể sẽ hợp với các cậu hơn.
  4. Nova Launcher: ứng dụng màn hình chính. Nova Launcher đã được bình chọn là ứng dụng launcher tốt nhất trên Android trong nhiều năm liền bởi rất nhiều trang web uy tín. Vì sao ư? Nova Launcher có khá đủ các lựa chọn tùy chỉnh màn hình mà cậu cần, bao gồm kích cỡ icon ứng dụng, số icon hiện trên trang chủ, sử dụng các icon pack, hiện hình ava ở góc icon ứng dụng nếu có thông báo, hỗ trợ các cử chỉ hay như vuốt xuống để mở trung tâm thông báo, vuốt lên để mở danh sách ứng dụng,… Và ấn tượng là Nova làm được chừng ấy thứ nhưng nó chạy rất nhẹ và mượt mà. Nếu cậu chưa thử, còn đợi chờ chi nữa 😉
    [Cập nhật] 2020: Ứng dụng màn hình tốt hơn Nova đã ra đờii: Lawnchair 2.
  5. Bộ ứng dụng Google bao gồm Google Calendar (nên có), Google Keep (nên có), Google Drive (tùy chọn), Google Clock (tùy chọn, hãy dùng nếu thấy nó hữu ích hơn ứng dụng đồng hồ mặc định của máy), Google Photos (rất nên có), Google Maps (nên có). Hầu hết các ứng dụng của Google đều đồng bộ hóa dữ liệu đám mây, nên cậu có thể dễ dàng quản lí các dịch vụ ấy bằng cả điện thoại và máy tính. Tớ chọn các ứng dụng này dựa rất nhiều trên sự tiện dụng mà chúng mang lại. Lí do vì sao danh sách của tớ không có Gmail ư? Vì tớ đã có…
  6. Spark: ứng dụng quản lí email từ nhiều nguồn. Gmail là ứng dụng xử lí email tuyệt vời nếu cậu chỉ có 1-2 tài khoản email, tốt hơn Spark. Nhưng nếu cậu có nhiều email, trải dài ở cả Gmail, Yahoo Mail, Live/Outlook (Microsoft), và đặc biệt nếu cậu thường xuyên cài lại/thay mới điện thoại như tớ, cậu sẽ cần Spark. Spark là ứng dụng quản lí email mới ra mắt cách đây không lâu, nhưng là ứng dụng miễn phí duy nhất tớ tìm được hỗ trợ việc khôi phục tài khoản chỉ qua 1 tài khoản chính. Nói cách khác, nếu cậu xóa Spark đi rồi cài lại, thì cậu chỉ cần đăng nhập bằng 1 tài khoản thôi và Spark sẽ khôi phục lại tất cả các tài khoản email khác cho cậu. Spark cũng cho phép cậu swipe email để xóa hoặc lưu trữ, và cậu cũng có thể tùy chỉnh ứng dụng để thêm nút đánh dấu đã đọc vào thông báo email nữa. Hồi xưa tớ dùng CloudMagic, hay hơn cả Spark, mà ra mắt được không lâu thì nó đổi chủ và trở thành ứng dụng trả phí hàng tháng đắt một cách vô lí, nên tớ phải từ bỏ…
  7. Laban Key: ứng dụng bàn phím tiếng Việt có vẻ khá phổ biến. Tất nhiên, nhiều bạn thích dùng bàn phím mặc định của máy, nhiều bạn thích dùng Gboard, và cả Swift Key nữa. Nhưng tớ khoái Laban Key ở khả năng tự thiết kế giao diện bàn phím theo ý thích của mình, và nó thiết kế layout bàn phím cân đối chứ không lệch như Gboard. Tính năng swipe để gõ của Laban Key chỉ hỗ trợ tiếng Việt mà không hỗ trợ tiếng Anh, thật là kì lạ. Laban Key cũng cho phép backup dữ liệu cài đặt bàn phím lên Google Drive nữa, điểm cộng nhaa.
  8. Bitwarden: ứng dụng quản lí mật khẩu. Cái này tùy người, vì mỗi người có mức độ tin tưởng dịch vụ bên ngoài khác nhau. Tớ chọn dùng Bitwarden vì sự tiện dụng của nó vượt lên trên các rủi ro. Tớ đồng bộ được password giữa máy tính và điện thoại nè, tớ có thể bật tự động điền mật khẩu này, ứng dụng khóa bằng vân tay hoặc mã PIN, căng hơn là mật khẩu và xác minh hai bước này, và vì dùng Bitwarden nên tớ có thể sử dụng mật khẩu khác nhau cho từng trang web mà không sợ quên này. Cân nhắc xem :>

Còn cậu? Có ứng dụng nào cậu nghĩ rằng ai cũng cần biết tới hông?


Sói

31/08/2019


Góp ý về bài viết này